You are on page 1of 4

Khi xưa Ta đau yếu

Và các ngươi đã thăm viếng Ta

Ta bảo thật các


ngươi, những gì
các ngươi đã làm
cho một trong
những anh em
này của Ta, dù là
người bé mọn
nhất trong họ,
các ngươi đã làm
điều đó cho chính
Ta.

Matthêu 25:31-
46
Rôma, Mùa Vọng 2021

CÁC BỆNH NHÂN VÀ NGƯỜI CAO NIÊN:


NHỮNG NGƯỜI XÂY DỰNG MẠNH MẼ VÀ TRÀN ĐẦY HY VỌNG

Thân gửi các Thành viên trong Gia đình Vinh Sơn,

Nguyện xin ân sủng và bình an của Đức Giêsu luôn ở cùng chúng ta!

Hàng năm, Giáo hội ban cho chúng ta món quà của thời kỳ đầy ân sủng được gọi là “Mùa Vọng” để
giúp chúng ta chuẩn bị trái tim và tâm trí một cách đặc biệt cho Mùa Giáng sinh. Chúng ta tiếp tục suy ngẫm về
Thánh Vinh Sơn Phaolô như một “Huyền nhiệm của Đức bác ái”. Tôi mời gọi tất cả chúng ta trong Mùa Vọng
năm nay suy niệm về sứ mệnh quan trọng và không thể chối cãi mà người bệnh và người cao niên phải có
trong Giáo hội và trên thế giới và do đó, trong Tu hội, Hiệp hội, Cộng đoàn, gia đình và các nhóm của chúng ta.

Nếu như một mặt xã hội thường coi những người già yếu là vô dụng đối với sự phát triển của một tương
lai tươi sáng và tràn đầy hy vọng cho nhân loại thì mặt khác, trong Kinh thánh, Chúa Giêsu đảo ngược tất cả
những giả thiết đó, dành cho các bệnh nhân và người già yếu một vai trò đặc biệt trong sứ mạng mà Chúa Cha
đã trao phó cho Ngài là đưa mọi dân tộc đến với Ngài, đến với trái tim Ngài, để đưa Nước Thiên Chúa đi đến
sự sung mãn.

Sự đảo ngược Kinh thánh này được bắt nguồn từ sự phân biệt triệt để về việc ai là người thực sự được
đặt ở trung tâm. Ai là nguồn mang lại ý nghĩa lớn nhất cho cuộc sống của chúng ta, cho những gì chúng ta làm,
cho điều mà chúng ta cống hiến tất cả những quà tặng và tài năng của mình? Ai mới chính là nguồn hạnh phúc
và niềm vui? Không phải con người được đặt lên hàng đầu, mà là Thiên Chúa!
Xã hội thường đặt con người làm trung tâm trong phạm vi một con người là thể chất và tinh thần để có
thể mang lại một số ích lợi về thể chất và tinh thần; Thiên Chúa không có vị trí nào hoặc nếu có, Ngài được
xếp vào hàng thứ ba hoặc thứ tư, theo quan điểm ich kỷ của mỗi cá nhân. Kết luận hợp lý là, tại một số thời
điểm, các bệnh nhân và người già yếu trở thành, như Đức Thánh Cha Phanxicô thường lập lại: “sự vứt bỏ của
xã hội” (xem Fratelli Tutti số 19-20, 278), không còn hữu ích để mang lại một tương lai tươi sáng và tràn đầy
hy vọng cho nhân loại nữa.

Thánh Vinh Sơn đã nói về vai trò của người bệnh trong nhiều dịp:

Tôi đã nói điều này nhiều lần rồi, và bây giờ tôi không thể không nhắc lại một lần nữa, cụ thể
là chúng ta nên nghĩ rằng những người bị bệnh tật trong Tu hội là phúc lành của Tu hội và
Cộng đoàn, và điều đó chúng ta nên coi điều này càng đúng vì Chúa Giêsu Kitô của chúng ta
đã yêu thích tình trạng đau khổ đó; qua đó, chính Ngài muốn vượt qua và trở thành con người
để chịu đau khổ (CCD XII, 26-27; Hội nghị 184, “Việc sử dụng tốt bệnh tật”, ngày 28 tháng 6
năm 1658).

Chúng ta có lý do chính đáng để ca ngợi Thiên Chúa rằng: nhờ lòng nhân từ và sự thương xót
của Ngài, có những anh em đau yếu và bệnh tật trong Tu Hội không hoạt động được và chịu
đau khổ như là tòa nhà của sự kiên nhẫn, trong đó họ thể hiện tất cả các đức tính trong sáng
của họ. Chúng ta phải cảm ơn Chúa vì đã ban cho chúng ta những người như vậy. Tôi đã nói
rất nhiều lần và không thể kềm chế để nói lại rằng chúng ta phải tin rằng các thành viên bị
bệnh tật là phúc lành của Tu hội (CCD XI, 61; Hội nghị 55, “Việc sử dụng tốt bệnh tật”)

Nhưng đối với Tu hội - Tu hội nghèo nàn – không nên cho phép bất kỳ thứ gì đặc biệt đối với
thực phẩm hay quần áo! Tôi luôn dành ngoại lệ cho người bệnh. Ôi, tội nghiệp những anh em
đau yếu! Đối với họ ngay cả những chén thánh của nhà thờ cũng nên được bán. Thiên Chúa đã
ban cho tôi những tình cảm dịu dàng về vấn đề đó, và tôi cầu xin Ngài ban tinh thần này cho
Tu hội (CCD XII, 334; Hội nghị 220, “Sự khó nghèo”. [5 tháng 12 1659]).

Trong Thông điệp nhân ngày Thế giới lần thứ I dành cho ông bà và bậc cao niên, Đức Thánh Cha
Phanxicô đã trích dẫn “Một vị cao niên thánh thiện tiếp tục cầu nguyện và làm việc cho Giáo hội”, Đức Giáo
Hoàng Benedict XVI: “Lời cầu nguyện của những vị cao niên có thể bảo vệ thế giới, có lẽ giúp nó hiệu quả
hơn hoạt động điên cuồng của nhiều người khác”. Đức Thánh Cha Phanxicô nhận xét, Ngài đã nói những lời
đó vào năm 2012, vào cuối triều đại Giáo hoàng của mình. “Có một điều gì đẹp ở đây!”
Lời cầu nguyện của bạn là một nguồn tài nguyên vô cùng quý giá: một làn hơi thở sâu mà Giáo hội và thế giới
đang khẩn trương cần đến.”

Đức Thánh Cha khẳng định thêm: “Không có tuổi nghỉ hưu đối với công việc loan báo Tin Mừng”, và xác
định ơn gọi của bậc cao niên: “Giữ gìn cội nguồn của chúng ta, truyền lại đức tin cho giới trẻ và chăm sóc
những người nhỏ bé”. (ĐTC. Phanxicô, Thông điệp nhân ngày Thế giới lần thứ I dành cho ông bà và các bậc
cao niên,ngày 25 tháng 7, 2021)

Trong loạt bài Giáo lý về gia đình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói: “Những người cao niên là nguồn cung
cấp sự khôn ngoan cho dân tộc chúng ta! [...] Chúng ta phải đánh thức lại những tình cảm biết ơn, trân trọng,
hiếu khách, khiến anh em cao niên cảm thấy mình là một phần sống động trong Cộng đoàn của mình”. Một xã
hội không thể hiện lòng biết ơn và tình cảm với bậc cao niên là “một xã hội trụy lạc, Giáo hội trung thành với
Lời Chúa, không thể dung thứ cho sự thoái hóa như vậy”.

“Ở đâu không có vinh dự cho người cao niên, thì không có tương lai cho người trẻ”. Hơn nữa, “Các bậc cao
niên không phải là người ngoại cuộc. Chúng ta là những người cao niên đó: trong tương lai gần hay xa, nhưng
chắc chắn sẽ không tránh được, ngay cả khi chúng ta không nghĩ đến điều đó. Và nếu chúng ta không học cách
đối xử tốt hơn với bậc cao niên thì chúng ta cũng sẽ bị đối xử như thế (ĐTC. Phanxicô, Đại Thính trường, Thứ
tư, ngày 4 tháng 3 năm 2015).
Cha Vinh Sơn hiểu những nguyên tắc này. Trong Nội Quy Chung, Hiến pháp đầu tiên
của Tu Hội Truyền Giáo, Cha viết:

Một trong những điều chính mà Đức Kitô đã làm là thăm hỏi và chăm sóc những người bệnh tật
và đặc biệt là những người nghèo. Ngài rất thường nhắn nhủ điều này với những người Ngài đang
sai đi vào vườn nho của Ngài. Vì lý do này, Tu Hội phải có sự quan tâm đặc biệt trong việc giúp
đỡ và thăm hỏi bệnh nhân, dù ở bên ngoài hay ngay trong Cộng đoàn. (VI,1).
Bất cứ nơi nào chúng ta đến thăm một người bệnh, trong nhà hay bên ngoài, chúng ta nên xem
người này là Đức Kitô hơn là chỉ xem họ như một con người. Vì Đức Kitô đã nói rằng: Ngài xem
bất kỳ sự phục vụ nào đối với một người như vậy đó là làm cho chính Ngài. (VI, 2)
Thánh Vinh Sơn cũng nói với chính những người bệnh bằng những lời sau đây:

Các thành viên trong Cộng đoàn của chúng ta, những người bị bệnh tật nên tự nhắc nhở bản thân
rằng họ được giữ trên giường hoặc trong bệnh viện, chỉ để được chăm sóc và phục hồi sức khỏe
qua sự trợ giúp của y tế. Họ cũng ở đó giống như trên bục giảng để làm chứng sống động cho các
nhân đức Kitô giáo, đặc biệt là sự kiên nhẫn và chấp nhận Thánh ý Chúa, ít nhất bằng gương tốt
của họ. Bằng cách này họ có thể làm cho Đức Kitô hiện diện cho những người đang chăm sóc họ
và những người khách viếng thăm có thể được lớn lên trong nhân đức (VI, 3).

Trong Mùa Vọng này, tất cả chúng ta hãy khám phá ngày càng nhiều hơn trong Cộng đoàn, gia đình và các
nhóm của chúng ta “Kho báu sống động” của những anh em bệnh tật, cao niên. Họ là sự hiện diện sống động
của Đức Kitô ở giữa chúng ta. Họ là Chúa Giêsu, người mà chúng ta nợ tất cả tình yêu thương của chúng ta, tất
cả sự chăm sóc mà chúng ta có thể cung cấp cho con người. Họ vẫn là những người thầy, người mẫu và người
trợ giúp của chúng ta trong việc xây dựng một tương lai tươi sáng và tràn đầy hy vọng, bởi vì chính Chúa
Giêsu đang nói với chúng ta qua họ, chỉ cho chúng ta những nền tảng mà chúng ta được mời gọi để xây dựng
ước mơ, hy vọng và mục tiêu của mình. Chúng ta không được khuất phục trước tâm lý của một số thành phần
trong xã hội coi người già và người bệnh là thứ rác rưởi của xã hội: một khi khoảnh khắc vui vẻ ngắn ngủi đã
qua đi thì chỉ còn lại nỗi buồn, sự vỡ mộng, thất vọng và một cuộc sống vô nghĩa.

Thánh Vinh Sơn Phaolô, khi trở thành “Huyền nhiệm của Đức bác ái” đã hiểu và sống mối quan hệ với
người bệnh, người già yếu như Chúa Giêsu đã nêu gương.

Xin cho Mùa Vọng này sẽ đưa chúng ta đi sâu hơn vào chiều sâu của Sứ điệp của Chúa Giêsu liên quan
đến người bệnh tật và người già yếu, để chúng ta chuẩn bị kỷ niệm Sinh Nhật của Đấng Cứu Thế, chúng ta có
thể cùng với họ xây dựng một tương lai tươi sáng và tràn đầy hy vọng trong ánh sáng về sự hiện diện của Ngài.

Người Anh em của các Bạn trong Thánh Vinh Sơn,

Tomaž Mavrič, CM

Vincentian Family Office — Oficina de la Familia Vicenciana — Bureau de la Famille Vincentienne


500 East Chelten Avenue, Philadelphia, PA 19144, USA
+1 (215) 715-3984 VFO@famvin.org http://www.famvin.org

You might also like